Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Lịch sử ra đời của áo thun polo và tên gọi áo cá sấu

Chiếc áo thun mà chúng ta thấy ngày này có nguồn gốc từ chiếc áo lót của quân đội, ban đầu, áo thun chỉ có duy nhất một kiểu cổ tròn ( T-shirt ). Từ khi xuất hiện, chiếc áo thun đã được ưa chuộng và vươn xa đến rất nhiều nơi, nhiều lĩnh vực trên thế giới.

Từ Polo được lấy từ môn thể thao polo – một môn thể thao phổ biến tại Ấn Độ và Anh cuối thế kỷ 19. Áo polo sau đó len lỏi vào các sân tennis và được thiết kế lại với tay ngắn và khuy cài bởi nhà thiết kế Lacoste, người sau này được biết đến với thương hiệu Lacoste hay áo cá sấu (tên gọi phổ biến tại Việt Nam hiện nay)
 
(Những chiếc áo thun polo có cổ đầu tiên được sử dụng trong môn tennis)

Đứng trước sự thành công vang dội về sản phẩm của mình, Lacoste trở thành hãng sản xuất áo thun lớn nhất thế giới, góp phần đưa chiếc áo polo đến mọi ngóc ngách của của cuộc sống. Đến 1940, áo thun polo không còn gói gọn trong tennis hay thể thao nữa nữa, Polo được dùng để chỉ những chiếc áo thun với cổ bẻ xuất hiện khắp mọi nơi, nhanh chóng trở thành xu hướng thời trang phổ biến kéo theo sự ra đời của hàng loạt hãng áo thun danh tiếng khác. 
 
(Áo thun được nâng lên tầm chuẩn mực bởi hãng ao thun danh tiếng Polo Ralph Lauren)

Ngày nay, áo polo cùng với T-shirt và sơ mi là những chủng loại áo phổ biến nhất thế giới, và ta có thể dễ dàng nhìn thấy chiếc áo polo ở bất cứ nơi nào.

Tại Việt Nam, áo thun có cổ là sự lựa chọn hàng đầu của nam giới, được phát triển rộng rãi từ thể thao, du lịch, thời trang dạo phố, đồng phục văn phòng, công sở, áo thun phục vụ quảng cáo, quà tặng của các doanh nghiệp. Người Việt Nam đặc biệt rất ưa chuộng áo thun polo do form áo rất hợp với vóc dáng người Châu Á.

(Một sản phẩm ứng dụng từ áo thun có cổ – áo thun đồng phục văn phòng)

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Tìm hiểu về lịch sử đồng phục học sinh Nhật Bản

Đồng phục học sinh Nhật Bản (seifuku) được ra đời từ thời kỳ Minh Trị với mục đích xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, tạo sự bình đẳng trong trường học. Ban đầu của những bộ đồng phục này là sự kết hợp của kimono, áo sơ mi và Hakama (loại quần truyền thống của Nhật, tương tự như một chiếc váy rộng được xếp nếp cẩn thận), do Bộ trưởng giáo dục đề xuất.
Về sau, với sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đồng phục học sinh Nhật Bản đã dần được cách tân để trở nên gọn gàng, tiện lợi và ngày càng thời trang hơn. Hình thức phổ biến hiện nay thường gồm áo trắng có kiểu cổ thủy thủ, thắt nơ (hoặc đeo cà vạt), váy ngắn xếp li, tất dài (do các nữ sinh tự kết hợp để khoe sự cá tính).
Các trường học của Nhật Bản luôn rất chú ý tới việc lựa chọn đồng phục. Họ thuê những nhà thiết kế uy tín tạo ra những bộ đồng phục chất lượng cao, hợp xu hướng thời trang nhằm thu hút các học sinh.
Khác với nhiều nước coi đồng phục là quy định bắt buộc, thì ở Nhật, học sinh luôn yêu quý và gắn bó với bộ đồng phục của mình. Một nữ sinh chia sẻ: “Chúng em cảm thấy mình dễ thương, sành điệu và tự tin hơn khi mặc đồng phục.”
Molly Elgin, một giáo viên dạy tiếng Anh tại Fukushima cũng cho rằng: Mặc dù trường học ở đây không bắt buộc học sinh mặc đồng phục, nhưng chúng vẫn thích mặc. Kể cả những khi không phải đến trường, tôi cũng thấy các em diện những bộ đồng phục của mình. Khi mặc đồng phục, chúng vẫn có thể tự tin xuống phố thì việc gì phải đau đầu lựa chọn trang phục khác
Đồng phục học sinh, không chỉ có ý nghĩa với riêng các em đang ở tuổi cắp sách tới trường mà còn rất có ý nghĩa với người Nhật nói chung. Bởi nó được coi là biểu tượng cho tuổi trẻ năng động, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên, ngây thơ…
Chẳng hạn với một anh chàng công chức đang mệt mỏi, buồn ngủ vì công việc, khi ngắm nhìn những bộ trang phục học sinh, anh ta sẽ nhớ lại thời thơ ấu của mình, cũng từng mặc những bộ đó. Đó là một thời kỳ đẹp đẽ, hạnh phúc hơn, vô tư hơn, với những thời gian được dành cho học hành, thể thao, vui chơi cùng bạn bè, thay vì chôn chân tại văn phòng làm việc như hiện tại.
Từ một quy định bắt buộc, trở thành một xu hướng thời trang được yêu thích số một, đồng phục học sinh Nhật Bản hiện nay còn được coi là một trong những biểu tượng cho văn hóa của đất nước hoa anh đào.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy hình ảnh của những bộ trang phục đó trong manga (truyện tranh Nhật Bản), anime (phim hoạt hình Nhật Bản), các trò chơi game, phim ảnh, và đặc biệt là trong những ban nhạc Pop… Nó đã vượt khỏi khuôn khổ trường học và đi sâu vào đời sống văn hóa của giới trẻ Nhật Bản nói riêng và giới trẻ toàn thế giới nói chung.

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Ngắm đồng phục học sinh Việt từ xưa đến nay

Từ xưa tới nay, những bộ đồng phục luôn gắn liền với mỗi học sinh, thể hiện phong cách, dấu ấn riêng của từng ngôi trường. Bộ đồng phục không chỉ có ý nghĩa tạo nên sự bình đẳng giữa tất cả các học sinh trong trường mà còn giúp tôn lên nét đẹp tuổi học trò, xây dựng ý thức gìn giữ truyền thống, niềm tự hào về trường…Nếu như học sinh Việt thời xưa duyên dáng, chỉn chu trong bộ áo dài trắng, sơ mi trắng quần âu thì học sinh thời nay năng động, tươi trẻ hơn trong những bộ đồng phục được cách điệu với nhiều kiểu dáng.
Đồng phục học sinh thời xưa
Ảnh
Hình ảnh về những học sinh Hà Nội thời Pháp thuộc trong bộ đồng phục khăn đóng áo dài.
 Ảnh
  Các nam sinh của một ngôi trường Công giáo những năm 1950. Bộ đồng phục với áo trắng thắt caravat toát lên sự chỉn chu, nghiêm trang ở mỗi nam sinh.
Nữ sinh Đồng Khánh ở Huế từ xưa đã nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng, đằm thắm. Một trong điều làm nên vẻ đẹp ấy chính là bộ đồng phục áo dài trắng. Hình ảnh nữ sinh Đồng Khánh mặc áo dài trắng là hình ảnh đẹp đã đi vào thơ ca, nhạc, họa và còn vương trong ký ức của nhiều thế hệ.
Ảnh
  Cũng như trường nữ sinh Đồng Khánh, trường THPT Trưng Vương những năm 1954 – 1978 cũng chọn áo dài trắng là đồng phục cho nữ sinh. Trong ảnh là những nữ sinh trường Trưng Vương chụp năm 1969.
 Ảnh
Đồng phục áo dài màu tím lại là nét đẹp truyền thống của các nữ sinh trường THPT Gia Long thời xưa. Ngay từ khi trường được thành lập, áo dài tím đã được chọn là đồng phục cho nữ sinh với ý nghĩa tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam. Cũng vì thế, ngôi trường này còn được gọi là “Trường nữ sinh áo tím”.
 Ảnh 
Ảnh
Những nữ sinh thập niên 1970 xinh xắn, hồn nhiên trong đồng phục áo dài trắng…
  Ảnh
Ảnh
Nếu như đồng phục của nữ sinh xưa thường là áo dài, thì đồng phục của các nam sinh chủ yếu là áo sơ mi trắng, quần âu
Đồng phục học sinh thời nay
Áo dài trắng vẫn trở thành đồng phục của nữ sinh nhiều trường THPT hiện nay. Đặc biệt, vào những ngày đầu tuần, ngày khai trường, ngày bế giảng hay lễ trưởng thành… các nữ sinh đều mặc áo dài trắng – biểu tượng tinh khôi của tuổi học trò. 
Ảnh
Những nữ sinh xinh xắn của trường THPT Chu Văn An – Hà Nội.  
Nữ sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hồ Chí Minh (trước đây là trường THPT Gia Long) vào những lễ quan trọng của trường vẫn mặc đồng phục là áo dài tím như để ghi nhớ về truyền thống đầy tự hào của một ngôi trường trăm năm tuổi.
 Ảnh
Không chỉ có áo dài, đồng phục nữ sinh thời nay còn được thiết kế với nhiều kiểu dáng trẻ trung, hiện đại, thích hợp với từng mùa trong năm. Đó có thể là đồng phục áo trắng và váy màu tím than như nữ sinh trường THPT Lê Quý Đôn , TP Hồ Chí Minh.
 Ảnh
 Ảnh
Nữ sinh THPT Marie Curie lại gây ấn tượng với đồng phục áo trắng, thắt caravat đỏ kết hợp với chân váy ngắn. 
Không hề “kém cạnh” đồng phục của các nữ sinh, đồng phục các nam sinh thời nay cũng được thiết kế với khá nhiều kiểu dáng. 
Ảnh
Ảnh
Đồng phục áo trắng, mặc ngoài là áo gile…
 Ảnh
Hoặc đầy lịch lãm trong đồng phục vest đen…
Ai cũng tự hào vì được khoác trên người chiếc áo đồng phục của trường mình. Nhưng ngoài những bộ đồng phục trường mang tính bắt buộc, hiện nay rộ lên các loại hình áo phông đồng phục nhưđồng phục nhómđồng phục lớp, đồng phục câu lạc bộ… với nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo. Đồng phục lớp là một mô tuýp rất mới mẻ của đồng phục. Các bạn thỏa sức đưa ra ý tưởng, phá cách với kiểu dáng, chất liệu. Xu hướng của teen mình bây giờ hội tụ các tiêu chuẩn đẹp – độc – chất, là tiền đề để những bộ đồng phục ấn tượng ra đời. 
Ảnh
Cá tính và sáng tạo hơn với áo phông đồng phục

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

ÁO CỜ ĐỎ SAO VÀNG

Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.
Với một tình yêu đất nước nồng cháy, mỗi khi đất nước có một sự kiện trọng đại hay những hoạt động mang tầm quốc gia, chúng ta lại thấy ngập tràn sắc áo cờ đỏ sao vàng trên đường phố
Ảnh
Nhìn những hình ảnh áo cờ đỏ sao vàng, đỏ rực màu cờ sắc áo Việt Nam nổi bật trên các đường phố Hà Nội, TP HCM… Và càng như rực rỡ hơn từ những khoảng cách tưởng chừng như rất xa mà lại rất gần: Tokyo, Berlin, Praha, Rome, Matxcơva…và dường như mọi ngã đường giờ đây đều hướng về Việt Nam. Mỗi khi khoác lên mình chiếc áo ấy, ai cũng cảm nhận được tình yêu và lòng tự hào dân tộc. Bởi chiếc áo cờ đỏ sao vàng luôn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và thông điệp thiêng liêng… Hôm nay, chiếc áo nhỏ ấy là cầu nối gắn kết trái tim mọi người lại gần nhau hơn tạo nên một sức mạnh đoàn kết vô cùng mạnh mẽ.
Trong không khí cả nước đang đồng lòng hướng về biển Đông nơi có Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu, rất nhiều trường học và các cơ quan, tổ chức cũng đã có những hoạt động vô cùng thiết thực và ý nghĩa.
Chúng tôi – Dongphucdep.com – đang cung cấp áo cờ đỏ sao vàng chất lượng tốt, thiết kế đẹp, với mong muốn được đồng hành cùng những hoạt động ý nghĩa của dân tộc.
Ảnh
ẢnhẢnh
vn03 vn04

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Mũ đồng phục - Mũ du lịch - Mũ sự kiện

Hiện nay mũ đồng phục đang được đông đảo các tổ chức và trường học sử dụng. Việc đồng bộ hóa cách ăn mặc của 1 tâp thể hay tổ chức công ty trường học đang là một xu thế chung. Ngoài quần áo đồng phục, thì mũ đồng phục cũng là một cách để thể hiện phong cách và dấu ấn riêng của công ty hay tổ chức của bạn.
Dongphucdep.com chuyên cũng cấp phân phối các loại áo đồng phụcmũ đồng phục cho các công ty, mũ du lịch, mũ sự kiện quảng cáo, quà tặng, mũ đồng phục cho học sinh, với nhiều màu sắc và chất liệu vải.
Là đối tác cung cấp các sản phẩm áo đồng phụcmũ đồng phục cho các công ty, tập đoàn lớn, và đông đảo các bạn học sinh trên cả nước. Với hệ thống nhà xưởng, những thiết bị sản xuất hiện đại, cùng đội ngũ nhân sự lành nghề. Chúng tôi tin tưởng sẽ đem lại sự hài lòng cho công ty, tổ chức bạn.
mu dong phuc

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Công nghệ in áo tại Dongphucdep.com

Công nghệ in áo có một bề dày lịch sử gần hàng trăm năm, và có thể nói loại hình in lụa được xem là công nghệ in phổ biến nhất từ trước và vẫn còn thông dụng đến ngày nay. Cùng với sự phát triển của công nghệ in lụa trên giấy, thiệp, quạt, tranh…thì in lụa cũng trở nên thông dụng cho việc in lên lụa và áo.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ đã cho ra đời nhiều công nghệ in mới hơn như in nhiệt, in kỹ thuật số. Điểm ưu việt của các công nghệ in mới này là tiết kiệm chi phí, thời gian, không giới hạn màu sắc trên mẫu in,…Tuy nhiên, chúng cũng có những nhược điểm và chưa thể thay thế được hoàn toàn cách in cũ.
Dựa theo những ưu điểm và hạn chế của từng công nghệ in và kinh nghiệm làm áo của Dongphucdep.com, chúng tôi xin tập hợp và phân loại từng công nghệ in phù hợp với từng loại vải để quý khách hàng tham khảo thêm.
Công nghệ in áo thun gồm
In chìm (in nhiệt) và In nổi (in lụa)
1. Công  nghệ in chuyển nhiệt
In chuyển nhiệt áo thun là kỹ thuật đã ra đời khá lâu. Đây là kỹ thật in nhiệt dựa trên sự thăng hoa của mực chuyển, giúp mực chuyển từ phim sang vật liệu cần in. Kỹ thuật in này được sử dụng rộng rãi trong việc in ly tách, nón, vải, áo… in trên các sản phẩm phẳng có nguồn gốc từ polyester.
Ảnh
Ưu  điểm của công nghệ in chuyển nhiệt này là  
  • Hình ảnh in luôn được sắc nét, kể cả những chi tiết in nhỏ, hình ảnh phức tạp
  • Thời gian in nhanh
  • In trên chất liệu áo 100% PE, áo thun thể thao, in được vải cotton 65%, vải cá sấu, in đẹp nhất trên vải thể thao và vải nỉ
  •  Không có mực màu trắng (khi in những chỗ mực màu trắng sẽ là nền áo).
Tuy nhiên, nhược điểm khi in chuyển nhiệt áo thun
  • Giá thành chi phí in cao hơn in lụa truyền thống
  • Khổ in bị giới hạn tùy thuộc vào máy in
  • Màu sắc in đôi lúc còn phụ thược và nhiệt độ mà lực nén của máy ép
  • Không in được trên vải 100% cotton, thường chỉ áp dụng trên các chất liệu vải chứa nhiều polyester ( nilon ), và các vải sáng màu.
2. Công nghệ in lụa trên áo
In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in. 
Ảnh
Ưu nhược điểm của công nghệ in lụa trên áo
 giá rẻ hơn và làm được trên nhiều loại vải, kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như vải áo phông, nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy với nhiều màu sắc khác nhau mà chất lượng và giá không chênh lệch nhiều.
-  Màu in không bị lệch theo màu áo. Hình in nổi trên bề mặt vải đẹp
-  Chi phí thấp khi in số lượng lớn. Số lượng tối thiểu 10 – 15 áo
-  Màu in giới hạn, chỉ in được hình đơn sắc.
Với nhiều ưu điểm hơn, công nghệ in lụa thường được đa số khách hàng lựa chọn.